Quá trình phát triển của nhà trường được chia thành 3 thời kỳ:
1.Từ
1956-1966: Thời kỳ Khoa Xây dựng trong trường Đại học Bách Khoa (Qụân
Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội) tiền thân của trường Đại học Xây dựng
ngày nay.
2.Từ 1966-1983: Thời kỳ thành lập và sơ tán ở nhiều địa điểm ngoài Hà Nội
+Giai đoạn từ 1966-1971. Giai đoạn chiến tranh chống Mỹ, Trường sơ tán trong các khu vực thuộc Quế Võ, Gia Lương (Hà Bắc).
+Giai đoạn từ 1971-1983. trường sơ tán tập trung về Hương Canh, huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc và ở Chèm (Khoa tại chức, 1973).
3.Từ
1983- 2006: Thời kỳ ổn định và phát triển tại Hà Nội. Cơ sở chính số 55
đường Gỉai Phóng, Phường Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng và một số cơ sở
khác thuộc Hà Nội (Cổ Nhuế, Phúc Xá, Bách Khoa) . Trên cơ sở sát nhập
trường Đại học Xây dựng vừa học vừa làm.
Trong
giai đoạn từ 1965-1966. Khoa Xây dựng (thuộc trường ĐH Bách khoa) đã
đào tạo 10 khoá sinh viên cho 8 ngành: XD cầu đường, XD Đường, XD Thuỷ
lợi, XD Cảng- đường thuỷ, XD Dân dụng và công nghiệp, XD đô thị, Thông
gió và cấp thoát nước. Các sinh viên khoá 7 ngành Cầu đường và Xây dựng
dân dụng đã tham gia trực tiếp chiến đấu trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ. Tấm gương tiêu biểu là Anh hùng liệt sỹ Bùi Ngọc Dương hy sinh năm
1968.
Khoá
11 là khoá đào tạo chính thức đầu tiên của trường ĐHXD. Nhà trường vừa
đào tạo vừa phải sơ tán vượt lên nhiều gian khổ. Trong những năm
1966-1971 hàng ngàn sinh viên của trường đã nhập ngũ, tham gia các phong
trào chống Mỹ cứu nước.
Trong
hoàn cảnh khó khăn nhà trường vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo, đóng
góp nhiều cán bộ có chuyên môn tốt cho ngành xây dựng trong toàn quốc,
phục vụ đăc lực cuộc kháng chiến chống Mỹ. Có nhiều đề tài phục vụ sản
xuất và chiến đấu. Nỏi bật là các đề tài cầu phao, cầu cáp treo, đường
giao thông phục vụ cho chiến trường của khoa Cầu đường, các đề tài về
đảm bảo giao thông đường thuỷ, hàn khẩu đê khi bị ném bom phá hoại,
thiết kế thi công hệ thống dẫn xăng dầu vào chiến trường ...cũng góp
phần tích cực vào thắng lợi chung của dân tộc trong cuôc kháng chiến.
Giai
đoạn 1971-1983 là giai đoạn để lại nhiều dấn ấn trong lịch sử phát
triển của nhà trường. Tại địa điểm Hương Canh, Vĩnh Phú, ngày 10/09/1972
nhà trường đã bị máy bay Mỹ ném bom đánh phá, 61 cán bộ công nhân viên
và sinh viên đã hy sinh. Vượt qua khó khăn, thiếu thốn, bằng mồ hôi và
cả xương máu, sinh viên và cán bộ đã xây dựng trường ĐHXD tại Hương Canh
tuy đơn sơ chủ yếu nhà tranh mái lá nhưng đồng bộ với đủ các cơ sở lớp
học, sân khấu ngoài trời, sân thể thao, bệnh xá, ký túc xá. Hoạt động
đào tạo quy củ, chất lượng đào tạo được giữ vững. Phong trào văn nghệ,
thể thao sôi nổi, tình cảm sinh viên và giáo viên gắn bó. Bên những đồi
cây Bạch Đàn không bao giờ thiếu những lời ca tiếng hát, để lại nhiều kỷ
niệm sâu sắc trong lòng cán bộ và cựu sinh viên của trường
Giai
đoạn 1983 đến nay là sự ổn định và phát triển. Trải qua những năm đầu
vất vả xây dựng lại cơ sở vật chất ở địa điểm mới số 55 đường Gỉai
Phóng, phường Đồng Tâm. Đến nay nhà trường cơ bản đã tạo dựng được cơ sở
vật chất của một ngôi trường hiện đại, đáp ứng được các yêu cầu mới về
quy mô và chất lượng đào tạo. Dịên tích đất toàn trường 4,2 ha, có Nhà
làm việc 6 tầng, các nhà học 4-6 tầng, hội trường 900 chỗ, nhà Thí
nghiệm 10 tầng và một số phòng Thí nghiệm với các thiết bị hiện đại.
Số lượng sinh viên tuyển sinh tăng dần.
Giai đoạn 1966-1971 quy mô đào tạo 1000-1200sv
Từ
năm 1995 nhà trường triển khai đào tạo theo tín chỉ. Đào tạo nhiều hệ:
Đại học, sau đại học (thạc sỹ, tiến sỹ), tại chức, đào tạo ngắn hạn, cử
tuyển, văn bằng 2, liên thông.
Giai
đoạn 2001-2006 quy mô đào tạo khoảng 12.000 sv, tuyển sinh bình quân
2400 sv/ năm. Năm 2010 Quy mô đào tạo là 30.058 sinh viên, hệ đại học
chính quy là 19.000 sv, đào tạo sau đại học là 1.023 người.
Cho
đến nay nhà trường đã đạo tạo được trên 37.000 kỹ sư, kiến trúc sư,
1800 thạc sỹ, 143 tiến sỹ thuộc nhiều ngành khác nhau trong lĩnh vực xây
dựng cơ bản.
Đội ngũ giáo viên của nhà trường cũng không ngừng được phát triển, được nâng cao trình độ ở nhiều nước tiên tiến.
Năm
1976 trường có 500 cán bộ, hơn 100 người có trình độ Phó tiến sỹ và
tương đương. Năm 1994 toàn trường có 479 CBGD trong đó có 115 tiến sỹ,
phó tiến sỹ. Năm 2006 toàn trường có 631 cán bộ giảng dạy, có 5 tiến sỹ
khoa học, 141 tiến sỹ, 273 thạc sỹ. số cán bộ có trình độ sau đại học
chiếm 66,4 %. Năm 2010 nhà trường có 653 cán bộ giảng dạỵ, 208 cán bộ
với 66 phó giáo sư, giáo sư, 150 tiến sỹ, TSKH, 368 thạc sỹ.
Từ
1980 đến nay cán bộ trường đã được Nhà nước phong hàm 42 giáo sư và 117
lượt phó giáo sư. Năm 1985 bộ môn Đường ô tô và thành phố được tặng
danh hiệu Anh hùng lao động. Có 4 thầy giáo được phong danh hiệu nhà
gíáo nhân dân là Nguyễn Sanh Dạn, Lều Thọ Trình, Nguyễn Văn Chọn và Phạm
Ngọc Đăng. Nhiều sinh viên đào tạo từ trường ĐHXD đang giữ các trọng
trách của Đảng và Nhà nước.
Từ
1983 đến nay, trước nhu cầu của đất nước, nhiều khoa, ngành, bộ môn mới
được thành lập. Tiêu biểu như Vịên Công trình biển (năm 1994), khoa Vật
liệu, Kỹ thuật Môi trường (1989), khoa Công nghệ thông tin (2001), khoa
Mác Lê Nin( 2004). Thành lập Xí nghiệp Thiết kế và xây dựng thực nghiệm
(1985), ) .
Hàng
loạt các trung tâm KHCN đã được thành lập từ năm 1981 như Trung tâm môi
trường đô thị và khu công nghiệp, Trung tâm kỹ thuật nền móng- công
trình, Trung tâm kiến trúc và Quy hoạch, Trung tâm công trình thuỷ,
Trung tâm nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật xây dựng, Trung tâm vật liệu xây
dựng nhiệt đới. Tháng 11/2001 thành lập Công ty tu vấn ĐHXD.
Các
Trung tâm hiện đang được chuyển đổi thành các viện KHCN theo định hướng
thành các doanh nghịêp KHCN. Một số Viện mới được thành lập từ năm 2005
đến nay như Viện Quy hoạch và Kiến trúc, Viện Địa kỹ thuật và công
trình, Viện Cảng và Kỹ thuật hàng hải, Các Trung tâm. Viện, Công ty đã
đóng góp nhiều vào sự phát triển khoa học công nghệ chung của đất nước,
là cầu nối giữa đào tạo trong nhà trường và thực tế.
Các
cán bộ và sinh viên nhà trường đã tham gia nhiều đề tài NCKH và hoạt
động tư vấn trong phạm vi toàn quốc. Trong những năm 1970 đề tài nhà ở
lắp ghép tấm lớn với sự chủ trì của các cán bộ trường đã được triển
khai thực hịên nhân rộng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nhiều đề tài về
sử dụng vật liệu địa phương, nghiên cứu các công trình thuỷ lợi... được
áp dụng có hiệu quả. Gần đây với tốc độ đô thị hoá nhanh, nhà trường đã
tham gia tích cực hoạt động NCKH và dịch vụ tư vấn trong các lĩnh vực
xây dựng mới như các công trình ngầm, kết cấu nhà cao tầng, các công
trình xây dựng ngoài khơi, xử lý ô nhiễm môi trường, quản lý dự án, bất
động sản...Nhiều đề tài đã được áp dụng vào thực tiến thành công và tạo
dựng uy tín cho nhà trường trong các lĩnh vực xây dựng cơ bản.
Quan
hệ quốc tế của nhà trường rất phát triển trong những năm gần đây. Nhà
trường đã thiết lập các quan hệ quốc tế với hơn 30 trường đại học và các
tổ chức quốc tế ở châu Âu, châu Mỹ, châu Á, châu Úc. Nhiều dự án quốc
tế được triển khai, hoạt động hội thảo quốc tế, trao đổi sinh viên
thường xuyên được tổ chức. Một số khoá học đào tạo bằng đại học và thạc
sỹ quốc tế đã được thiết lập:
- Lớp chuyên ngành Pháp ngữ (1995).
- Lớp kỹ sư Chất lượng cao theo dự án Việt Nam – Pháp (từ 1999)
- Lớp đào tạo thạc sỹ liên kết với NTU Đài Loan. (2008)
- Lớp đào tạo bằng 2 về Quán lý và Đầu tư bất động sản, liên kết với CHLB Nga (MSU).
Nhiều
mối quan hệ quốc tế khác đang được mở ra tạo nên các cơ hội phát triển,
hình thành các mũi nhọn đào tạo và nâng cao vị thế của nhà trường trong
xã hội và quốc tế.
Các
quan hệ với các tổng công ty xây dựng, đầu tư trong nước cũng đang từng
bước được thiết lập. Các hợp tác toàn diện, cung cấp học bổng, hỗ trợ
đào tạo...rất phong phú. Các cựu sinh viên hiện giữ các trọng trách
trong các cơ quan đang có những sự đóng góp tích cực cho việc gắn kết
các hoạt động của nhà trường với thực tiễn, ủng hộ nhà trường trên các
khía cạnh cả vật chất và tinh thần.
Trải
qua gần 55 năm đào tạo và 45 năm thành lập, cán bộ và giáo viên, sinh
viên trường Đại học xây dựng đang nỗ lực phát huy các truyền thống vẻ
vang của nhà trường. Tiếp tục phấn đầu theo các định hướng chiến lược
phát triển, xây dựng Trường Đại học Xây dựng thành một trung tâm đào
tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đầu ngành, hịên đại, có
chất lượng cao trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, phục vụ đắc lực sự nghiệp
công nghịêp hoá, hịên đại hoá đât nước, thích ứng với nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN, từng bước hội nhập với các trường đại học tiên
tiến trong khu vực và trên thế giới.
Trường
Đại học Xây dựng, tự hào với truyền thống vẻ vang, đang vững vàng đi
cùng đất nước, xây dựng đất nước ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp
hơn. |