NHỮNG BƯỚC ĐI CỦA ĐẠI HỌC DÂN LẬP PHƯƠNG ĐÔNG
TỪ NGÀY THÀNH LẬP CHO ĐẾN NAY
PGS. TS Trần Ngọc Kim
Uỷ viên HĐSL - Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ I, II
Trường
ĐHDL Phương Đông được thành lập trong bối cảnh nền giáo dục nước nhà
phải đổi mới, góp phần giải quyết mâu thuẫn giữa tài chính và chất
lượng, huy động sự đóng góp tối đa của toàn xã hội cho sự phát triển nền
giáo dục đáp ứng nhu cầu về lao động có tri thức cho nền kinh tế – xã hội phát triển trước sự hội nhập quốc tế.
Sau
khi có nghị định của Chính phủ về quy chế Đại học tư thục. Với mong
muốn có mô hình mới về đào tạo ngoài công lập, chúng tôi những người đã
và đang làm quản lý ở các trường đại học đồng tâm đứng ra xin thành lập
trường Đại học tư thục, nhưng vì nhiều lý do, Hội đồng sáng lập trường
đại học tư thục phải chuyển sang Đại học dân lập và tên Đại học tư thục
Hà Nội đổi thành Đại học dân lập Phương Đông. Tên này cũng là sự bàn bạc
của nhiều người, Phương Đông không những nói lên trường ở một nước
Phương Đông mà là mang ý nghĩa khu vực.
Từ
5 đồng chí sáng lập đã từng nhiều năm phục vụ ngành giáo dục, chỉ 3
đồng chí nằm trong Hội đồng quản trị là những người từng làm hiệu
trưởng, hiệu phó của những trường đại học công lập lớn. Do kinh phí,
trường ra đời chỉ dám đào tạo những ngành như Kinh tế, Ngoại ngữ, Tin
học những ngành học chưa đòi hỏi nhiều thiết bị tốn kém mà khả năng đầu
tư không cho phép, càng về sau khi có đủ điều kiện sẽ đào tạo những
ngành công nghệ. Sinh viên đăng ký dự thi ngày càng tăng. Chất lượng đầu
vào cũng tăng theo năm tháng, qua 2 năm thực hiện “3 chung” cùng với các trường CĐ - ĐH trong cả nước. “ Thương Hiệu” Phương Đông ngày càng được biết đến như địa chỉ tin cậy.
Những phương hướng chủ trương định hướng phát triển trường cho đến nay cơ bản vẫn đúng như đào tạo “cái xã hội cần”, số lượng phát triển khi đủ các điều kiện đảm bảo chất lượng như trường lớp, trang thiết bị, đội ngũ; “đào tạo những người chủ yếu sẽ hoạt động ở vị trí tác nghiệp”
nhấn mạnh khả năng thực hành, khả năng thích ứng nghề nghiệp, khả năng
lập nghiệp, gắn đào tạo với NCKH; Tin học và ngoại ngữ là mũi nhọn. Ngay
từ khi ra đời hướng đào tạo theo học chế tín chỉ, sau phải đổi theo
hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo niên chế và chắc chắn trường
sẽ trở lại con đường đi ban đầu theo học chế tín chỉ tạo cho người học
học được nhiều ngành nghề, học tập suốt đời.
Cái khó và khác biệt với trường công lập là đầu tư. Trường tự lo để
trường ra trường, lớp ra lớp. Sự cố gắng vừa qua, chỉ chưa đầy 1 nhiệm
kỳ từ giữa năm 2000 đến hết năm 2004 Nhà trường đã có đủ trường lớp cho
10.000 người học, con số dù có tăng gấp đôi vẫn đã sẵn sàng đáp ứng. Sắp
đến tăng cường thiết bị phục vụ giảng dạy học tập sinh hoạt. Con số hơn
400 sinh viên nội trú trong KTX do trường xây sẽ được rút kinh nghiệm
mở rộng, những công việc không dễ dàng chút nào.
Đội
ngũ giảng dạy phải mạnh mẽ về chuyên môn, đạo đức, mạnh về nhiệt tình
mới hy vọng duy trì và phát triển toàn diện Trường ĐHDL Phương Đông.
Cũng chỉ thời gian ngắn đôi ngũ giảng viên trẻ cũng bắt đầu phát huy tác
dụng, cố gắng bồi dưỡng trình độ, bước đầu là thạc sĩ, sẽ là tiến sĩ
trong vòng 10 năm ở lại trường. Đã có giảng viên trẻ nhiều triển vọng,
có người đã “mang chuông đi đánh nước người”, đi dạy học trường bạn. Con
đường đào tạo bồi dưỡng đội ngũ còn dài, phải tiêu chuẩn hoá, trẻ hoá
để đội ngũ này sáng tạo, có ý tưởng. Trước mắt “thầy mời” chiếm
vị trí xứng đáng trong trường, đây là lợi thế, một đặc điểm linh hoạt
cho trường ngoài công lập nói chung và ĐHDL Phương Đông nói riêng.
Cùng
với các trường trong hệ các trường ĐH-CĐ trong cả nước. ĐHDL Phương
Đông sẽ tập trung nhân tài vật lực xây dựng phát triển thành cơ sở đào
tạo NCKH ngang tầm với các trường trong nước tiếp cận với trình độ khu
vực (như tên gọi của nó) và thế giới. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý,
giảng dạy và sinh viên có tinh thần tự chủ, sáng tạo, có kỹ năng đáp ứng
tốt mọi yêu cầu của xã hội và hội nhập quốc tế, đưa trường ĐHDL Phương
Đông trở thành "thương hiệu", ổn định bền vững và uy tín./.
|
UỶ VIÊN HỘI ĐỒNG SÁNG LẬP
CHỦ TỊCH HĐQT NHIỆM KỲ I,II
PGS.TS Trần Ngọc Kim
| |